Cẩm nang khởi động sự nghiệp kinh doanh (Phần 3)

Đưa cả chủ mặt bằng vào các kế hoạch tài chính của bạn. Nếu bạn định mở cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ cần đến một địa điểm kinh doanh và chủ nhà thông thường sẽ

20 – 24: Tìm kiếm các nhà tư vấn

Làm thế nào để bạn tìm được những nhà tư vấn hay công ty tư vấn thích hợp nhất với bạn và với công ty bạn?


20. Nghĩ về tương lai. Bạn hy vọng công ty sẽ như thế nào trong 10 năm tới? Luật sư mà bạn lựa chọn sẽ giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt khi bạn có kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng hay tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư mạo hiểm cho biết, một trong những yếu tố họ xem xét trước khi đầu tư vào một công ty nào đó chính là uy tín, trình độ và đẳng cấp của các luật sư mà công ty đó lựa chọn tư vấn. Vì thế, bạn hãy lựa chọn một người có nhiều kinh nghiệm giao dịch với các công ty có vốn đầu tư mạo hiểm.

Khi tìm kiếm luật sư cho công ty mình, bạn nên chú ý đến tiểu sử và hồ sơ cá nhân của họ, những vụ việc cụ thể mà từng luật sư đã đảm nhiệm, thậm chí thứ hạng của các luật sư theo chuyên môn, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp…. Các tổ chức pháp lý ở địa phương như Phòng thường mại công nghiệp hay Hội luật gia cũng sẽ rất hữu ích cho bạn trong giai đoạn này.

21. Giải thích tường tận. Những cuộc gặp gỡ các nhà tư vấn để bàn bạc và soạn thảo một nền tảng tài chính cho công ty của bạn là sự đầu tư thời gian và tiền bạc hữu ích. Lúc này, bạn cần giải thích tường tận về tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty với luật sư của mình. Ngoài ra, các gói phần mềm tài chính như QuickBooks sẽ rất hữu ích trong vòng một vài năm sau khi bạn thiết lập các kiểm soát tài chính cơ bản. Bạn cũng có thể thuê thêm các nhân viên kế toán tự do và hãy chú ý tới những người có kỹ năng kế toán tốt.

22. Trọn gói. Nhiều công ty dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp thường cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Liệu công ty tư vấn của bạn có sẵn sàng làm việc này giúp bạn? Họ có để bạn lựa chọn và quyết định loại dịch vụ mà bạn muốn sử dụng? Hãy đề nghị các công ty tư vấn cung cấp cho bạn danh sách dịch vụ với mức phí tổng thể thay vì hoá đơn theo giờ, đặc biệt là cho những công việc chung như soạn thảo bộ hồ sơ thành lập công ty và hợp đồng lao động. Bạn có thể thương lượng với các luật sư về việc này. Có rất nhiều các trang web luật khác nhau giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty, nhưng hãy cẩn thận nếu chưa đủ kiến thức về pháp luật, bạn không nên mạo hiểm.

23. Thu hẹp danh sách các ứng viên. Khi thuê một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, bạn hãy hỏi họ thích làm việc trong lĩnh vực nào nhất và với công ty có quy mô như thế nào. Điều này cho bạn biết họ sẽ dành thời gian và công sức ở mức độ nào cho các công việc tài chính của công ty của bạn trong thời gian một năm. Biết đâu các chuyên gia thích làm việc với một công ty sản xuất, và bạn là một trong số đó. Một lời khuyên khác: Bạn hãy yêu cầu các văn bản tài liệu ngắn gọn về việc nhà tư vấn sẽ làm những gì cho công ty bạn. Với tư cách là chủ công ty, bạn nên quản lý những văn bản này và đảm bảo rằng những gì bạn nhận phù với những gì đã bỏ ra”.

24. Xây dựng quan hệ. Đừng cắt đứt quan hệ sau khi công việc của luật sư, nhân viên kế hoán hay nhân viên ngân hàng đã hoàn tất. Hãy thường xuyên gặp gỡ và liên lạc với họ để thông báo cho họ biết hoạt động kinh doanh của bạn đang tiến triển như thế nào. Nếu luật sư đó không sẵn lòng hay mong muốn dành thời gian cho bạn, thì họ không phải là người bạn cần tìm. Thông thường, luật sư hay nhân viên kế toán làm thêm của bạn cần có trách nhiệm công việc với bạn và quan hệ giữa bạn và luật sư là một mối quan hệ đối tác. Bạn muốn một ai đó có mặt trong tập thể của bạn và quan tâm tới công ty bạn, chứ không phải quan tâm tới việc làm thế nào để nhận được số tiền thù lao tiếp theo.

25 – 30: Tìm kiếm các khoản tài chính

Việc bạn tự bỏ tiền ra để kiếm được tiền không nên được xem như một chướng ngại vật trong giai đoạn khởi sự kinh doanh. Đôi lúc người ta cảm thấy lo sợ khi nghĩ đến việc sẽ phải cần thêm rất nhiều vốn kinh doanh, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều khi bạn không cần phải có thật nhiều vốn mới đưa được hoạt động kinh doanh cất cánh.

25. Quan tâm đến vốn tự có. Nơi đầu tiên để tìm kiếm các khoản tài chính là chiếc túi của bạn, cụ thể là từ các khoản tiền tiết kiệm cá nhân hay thế chấp bất động sản, mở những thẻ tín dụng với mức lãi suất thấp….

26. Huy động khoản tiền tạm ứng trước. Bạn có thể để khách hàng trả tiền trước cho một số sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp trong tương lai. Sau đó, bạn sử dụng khoản tiền này như nguồn vốn khởi sự. Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng, nếu bạn muốn xây dựng lại căn nhà của bạn, nhà xây dựng sẽ yêu cầu bạn cung cấp trước một phần ba khoản tiền xây dựng cần thiết để họ có thể bắt đầu, một phần ba khác sẽ được trả trong thời gian xây và một phần ba cuối cùng sẽ được thanh toán sau khi bàn giao nhà. Và cách thức huy động vốn này có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

27. Nhờ cậy bạn bè và gia đình. Cho dù việc huy động vốn theo cách thức tạm ứng trước hiệu quả như thế nào, thì phần lớn bạn vẫn cần thêm tiền bạc, và nguồn tài chính tốt nhất mà họ có thể trông cậy lúc này là từ bạn bè và người thân. Cha mẹ, anh chị em ruột và những người thân khác hiển nhiên sẽ dễ dàng giúp đỡ bạn. Tỷ lệ lãi suất và các điều khoản gắn với tiền bạc từ gia đình và bạn bè cũng nhẹ nhàng hơn nhiều so với các nguồn cung cấp tài chính khác từ bên ngoài.

Bạn hãy soạn thảo sẵn các bộ hồ sơ tài liệu vay vốn và nên đảm bảo các khoản vay có thể được chuyển đổi thành khoản vốn cổ phần, nếu hoạt động kinh doanh đạt được mức doanh số nào đó hay vào những mốc thời gian nào đó. Thông thường, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được nguồn vốn lớn hơn từ những người xung quanh bạn, bởi vì khi bạn ra được sản phẩm, thì niềm tin của họ dành cho bạn sẽ tăng lên gấp bội.

28. Tìm đến các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp luôn sẵn lòng nới lỏng các điều khoản tín dụng hơn là những bên cho vay khác, đặc biệt là trong giai đoạn khởi sự kinh doanh. Việc có được lựa chọn thanh toán chậm trong vòng 30, 60, 90 ngày hay thậm chí nhiều hơn từ các nhà cung cấp là không có quá khó khăn. Thường thì bạn chỉ phải trả cho họ một khoản lãi suất rất nhỏ mà thôi.

29. Đưa cả chủ mặt bằng vào các kế hoạch tài chính của bạn. Nếu bạn định mở cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ cần đến một địa điểm kinh doanh và chủ nhà thông thường sẽ nới lỏng việc thanh toán tiền thuê nhà cho các công ty trong thời gian ba tháng. Các chủ nhà cũng có thể giúp sữa chữa cải tạo, thiết kế xây dựng các khoảng trống với những đặc điểm bạn cần với những chi phí không lớn lắm. Mong đợi của các chủ nhà là bạn sẽ trở thành người thuê dài hạn của họ.

30. Chờ đợi cho đến khi bạn có đôi chút thành công để tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng. Các ngân hàng thường chỉ quan tâm đến các công ty mới khởi sự khi họ đạt được một doanh số nhất định, có bản hạch toán kinh doanh đáng tin cậy và có nhu cầu tài chính ngắn hạn. Bạn nên tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng khi bạn đã có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu tương đối khắt khe của những khoản vay dài hạn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *